Dịch vụ cho thuê xe đi du lịch Hậu Giang
Cho thuê xe đi du lịch Hậu Giang (TPHCM – Hậu Giang), cho thuê xe từ 4 – 45 chỗ uy tín tại TP.HCM. Dịch vụ cho thuê xe đi du lịch Hậu Giang, cho thuê xe đi thành phố Hậu Giang, du lịch tham quan, nghỉ mát…với giá thành hợp lý, dàn xe đời mới, lái xe nhiệt tình chu đáo, dịch vụ cho thue xe chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng khi đến thuê xe tại Đại Nam.
Đại Nam cho thuê các loại xe sau:
- Cho thuê xe 4 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe 7 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe 16 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe ôtô 29 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe du lịch 45 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
Đại Nam cho thuê các loại xe sau:
- Cho thuê xe 4 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe 7 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe 16 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe ôtô 29 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
- Cho thuê xe du lịch 45 chỗ từ TP.HCM đi Hậu Giang
Dàn xe cho thuê đời mới, xe luôn sạch sẽ, lái xe nhiệt tình chu đáo, dịch vụ uy tín chuyên nghiệp, giá cho thuê xe hợp lý là những yếu tốt nhất Đại Nam cam kết mang đến cho khách hàng. Đại Nam tự hào là thương hiệucho thuê xe du lịch hàng đầu tại thành phố Sài Gòn
Hình thức ký hợp đồng linh hoạt, để đặt thuê xe xin quý khách liên hệ để được tư vấn và báo giá thuê xe đi du lịch Hậu Giang tốt nhất:
Phòng điều hành xe: 08.62787938 – 08.62787939
Hotline: 0919.11.35.11 – 0919.97.10.10
Địa chỉ: 115A đường số 13, P. Tân Kiểng, Quận 7, TP.HCM
Hậu Giang cách TP Hồ Chí Minh 240km về phía Tây Nam. Thị xã Vị Thanh là trung tâm của tỉnh Hậu Giang, cách Cần Thơ 60km.
Phía Bắc giáp Cần Thơ, Đông giáp sông Hậu và Vĩnh Long, Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã (Vị Thanh, Ngã Bảy) và 5 huyện ( Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thuỷ).
Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại. Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn.
Những thông tin cần thiết và kinh nghiệm khi đi du lịch tỉnh Hậu Giang Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, điểm đến Hậu Giang:
- Chợ nổi Ngã Bảy: Thuộc TX Ngã Bảy, cách TP Cần Thơ hơn 30km. Nơi đây, hội tụ 7 ngã sông nhỏ: Mang Cá, Kênh Xáng, Bún Tàu, Lái Hiếu,Cái Còn, Xẻo Vông, Xẻo Môn. Chợ họp từ sáng sớm khoảng 5 giờ sáng, với hàng ngàn ghe xuồng neo đậu san sát bên nhau, buôn bán các sản vật của đồng bằng sông Cửu Long. Ngã Bảy được soạn giả Viễn Châu đưa vào bài ca cổ nổi tiếng “Tình anh bán chiếu” với giọng ca cố nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn.
- Khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng: Diện tích khu bảo tồn 2.805ha, thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây là vùng trũng ngập nước có trên 200 loài thực vật và động vật hoang dã như rùa, rắn, lươn, trăn, cá và 153 loài chim…Hiện nay, khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng được quy hoạch du lịch sinh thái, là di sản cuối cùng của hệ sinh thái ngập nước.
- Di tích Tầm Vu: thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, cách TP Cần Thơ 16km. Tượng đài chiến thắng Tầm Vu cao 8m là trung tâm quần thể kiến trúc kỷ niệm chiến thắng Tầm Vu. Hình ảnh trâu kéo pháo trên tấm phù điêu, bên cạnh đồng bào, vệ quốc quân trong trận chiến thắng Tầm Vu 19/4/1948. Đây là trận thắng thu được giặc Pháp khẩu đại bác 105 ly đầu tiên trên chiến trường Việt Nam. Nơi đây, đang được quy hoạch thành khu du lịch di tích lịch sử, sinh thái.
- Khu sinh thái rừng tràm Vị Thuỷ: Rừng tràm Vị Thuỷ thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, có diện tích 200 ha. Hiện nay, được đầu tư và khai thác du lịch sinh thái.
- Đền thờ Bác Hồ
Từ trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ đến xã Lương Tâm là nơi di tích đền thờ Bác Hồ. Di tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi ngã tư của hai con kinh Long Mỹ II và Năm Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21 km; cách TP Cần Thơ 78 km về phía Tây Nam.
Nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Hậu Giang, Long Mỹ nói riêng, hình ảnh của Bác Hồ kính yêu ở trong trái tim, khối óc của mỗi người dân, tuy xa thủ đô Hà Nội hàng nghìn cây số nhưng luôn hướng về Bác Hồ và thủ đô mến yêu với niềm tin vững chắc để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Khi nghe tin Bác qua đời ngày 03/9/1969 là nỗi đau chung, sự tổn thất lớn lao đối với cả dân tộc Việt Nam; nhất là nhân dân miền Nam chưa kịp rước Bác vào thăm.
Để đền đáp công ơn trời biển của Bác và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã Lương Tâm; Đảng bộ xã, do đồng chí Lữ Minh Chánh (Hai Chánh), Bí thư Đảng ủy xã đã quyết định lập bàn thờ Bác ngay tại Văn phòng Đảng ủy xã. Đồng chí Lê Văn Thống, ủy viên, thư ký được giao nhiệm vụ phóng ảnh Bác lập bàn thờ và may băng tang để tổ chức lễ truy điệu. Ngày hôm sau lễ truy điệu được tổ chức trọng thể với sự có mặt đông đủ của các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương đóng quân gần cơ quan xã, cùng đông đảo bà con trong xã đến đự lễ với nỗi đau buồn vô hạn, tưởng niệm, ghi lòng tạc dạ về công ơn trời biển của Bác và hứa với Bác quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Lung Ngọc Hoàng
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía tây sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam.
Đến Hậu Giang, bạn đi qua thị trấn Cây Dương khoảng 5km là tới khu bảo tồn này, thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Vùng này trước kia rất nhiều lau sậy nhưng nay đã có đường tráng nhựa phẳng phiu, cây xanh rợp bóng và xa xa là những cánh rừng tràm với một màu xanh quyến rũ.
Tổng diện tích của khu bảo tồn là 280.535ha. Nơi đây được chú trong phát triển loại hình du lịch sinh thái để góp phần bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước phía tây sông Hậu này.
Hiện nay, khu bảo tồn thiên đã có 1.461ha rừng tràm và một số ít xà cừ, keo tai tượng, keo lai. Bên cạnh đó còn có 315 ha lung bàu với nhiều loại cá rô, cá lóc, cá bông, trê trắng, thác lác. Đặc biệt là một hệ thực vật đa dạng và một quần thể động vật vô cùng phong phú, gồm trên 200 loài, nhiều nhất là chim nước với 135 loài trong đó có các giống quý hiếm như: bạc má, nhơn sen, già đãy, vạc…Mỗi bầy có đến hàng ngàn con luôn ẩn nấp trong những cánh rừng xanh um.
Có thể nói, nơi đây là một vùng du lịch sinh thái lý tưởng, với không gian êm ả và thanh bình sẽ mang đến cho du khách những niềm vui trọn vẹn.
Di tích Chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn địch năm 1973
“Chiến thắng 75 Tiểu đoàn địch năm 1973” tọa lạc ở ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử “Địa điểm lưu niệm sự kiện”. Hàng năm, địa phương ở đây tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho đoàn viên thanh viên trong xã tham gia. Đồng thời, đây cũng là địa chỉ đỏ về nguồn.
Khu di tích “Chiến thắng 75 Tiểu đoàn địch năm 1973” nằm ngay ngã tư của hai con kinh: kinh 10 và kinh 13. Cách Long Mỹ 22 km, du khách có thể đi đến đây theo phương tiện thủy, bộ đều thuận tiện. Trong thời chiến tranh, địa bàn rất thuận lợi cho sự chỉ đạo và hợp đồng tác chiến giữa Khu ủy, Quân khu với Tỉnh ủy Cần Thơ và các tỉnh bạn trong khu vực. Nên ấp 1 được chọn làm địa điểm lưu niệm sự kiện.
Đến đây, đập vào mắt du khách đầu tiên là một tượng đài cao 8 m nằm ngay trung tâm di tích. Sau lưng tượng đài là một lá dừa nước cao 20 m, biểu tượng của vùng Long Mỹ sẽ là đỉnh cao thu hút khách từ xa. Bên cạnh tượng đài là một bức tranh hoành tráng, chạm nổi dài 20 m, cao 4 m với nhiều nhóm tượng cao to, nhỏ thể hiện 3 thứ quân và 3 mũi giáp công. Cùng nhiều sự kiện tiêu biểu khác của chiến tranh, nhân dân ghi lại và thể hiện trên phù điêu. Đặc biệt, hàng rào phía trước khu di tích được thể hiện bằng 75 cây súng Mỹ cắm xuống đất, với 75 nón sắt Mỹ đội trên, dấu ấn gục ngã của Mỹ và tay sai, gây ấn tượng khó quên.Vào bên trong khu di tích, có phòng trưng bày với diện tích khoảng 250 m2, ghi lại bằng hình ảnh, hiện vật, họa… về các cuộc chiến tranh diễn ra trên địa bàn rộng như trận đánh tiêu diệt phân chi khu Cái Nai, yếu khu Quang Phong, diệt đồn Rọc Dứa, Cái Sơn, Cái Cao… và nhiều hiện vật thể khối có giá trị khác. Bên phải phòng trưng bày có sân khấu ngoài trời có sức chứa từ 3.000-4.000 người xem, có khả năng đáp ứng được nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Đây cũng là nơi được chọn tổ chức mít-tinh kỷ niệm truyền thống và các ngày lễ hội khác.
Di tích chiến thắng Tâm Vu
Khu di tích lịch sử Tầm Vu tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ 17 km về hướng Tây Nam theo quốc lộ 61. Đây là khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Di tích đã được Bộ Văn hoá – Thông tin của Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch) ra Quyết định số 154.VH/QĐ, ngày 25-01-1991 công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tầm Vu là nơi diễn ra nhiều trận đánh quan trọng trong lịch sử cách mạng địa phương những năm đầu chống Pháp. Trận đánh thứ nhất ở Tầm Vu diễn ra vào ngày 20-01-1946 do ông Nguyễn Đăng chỉ huy quân cách mạng giết chết đại tá Dessert – một trong 5 sĩ quan cao cấp của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Trận đánh thứ hai diễn ra vào ngày 12-11-1946 dưới sự chỉ huy của ông Ngô Hồng Giỏi, quân cách mạng đã phục kích và đánh bại một tốp quân Pháp. Trận đánh thứ ba diễn ra vào ngày 03-05-1947, do khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy quân cách mạng tấn công vào một đoàn xe chở lính Pháp, tiêu diệt quân Pháp và cướp súng. Trận Tầm Vu IV diễn ra vào ngày 19-04-1948 dưới sự chỉ huy của chi bộ trưởng Trương Văn Giàu và tham mưu trưởng Võ Quang Anh, quân cách mạng cướp được khẩu đại bác 105 ly của Pháp đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ. Sự kiện này còn được nhắc lại qua gai thoại Trâu kéo pháo, hiình ảnh hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng chân đất đã làm nên lịch sử oai hùng của dân tộc và được khắc họa qua ca khúc “Chiến thắng Tầm Vu” nhạc của Đức Nhẫn, lời của Quốc Hương.
Tầm Vu đã được tỉnh Hậu Giang đầu tư xây dựng thành khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nhằm phục vụ du khách gần xa. Ở đây có tượng đài chiến thắng cao 8 m sừng sững nổi lên giữa những thảm lúa xanh mơn mởn, vườn cây ăn trái ngút ngàn. Khu du lịch xanh với những nét bản sắc văn hoá, truyền thống của địa phương, nhiều nhóm động vật quý hiếm và một hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới phong phú. Đến đây bạn còn được tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Tầm Vu và những phong tục tập quán của người dân miền Tây Nam Bộ.
Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp
Chợ nổi ở phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Ttrước kia chợ thuộc địa bàn thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, nên còn có tên là chợ nổi Phụng Hiệp. Chợ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30 km, trên ngã bảy Phụng Hiệp – nơi 7 tuyến sông gặp nhau là: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong.
Chợ nổi Ngã Bảy là một trong những chợ nổi nhộn nhịp và nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ẩn sâu trong chợ nổi chính là tầng sâu văn hoá bản địa không chỉ riêng của Hậu Giang mà là hồn của cả vùng sông nước Cửu Long. Hồn sông chính là chợ nổi bởi nó lưu dấu bước chân tiền nhân, nối quá khứ với hiện tại; thói quen, tập quán, tâm linh và là sáng tạo văn hoá kinh tế thương hồ của ông cha đã hơn thế kỷ trên vùng đất mới. Ngày nay, chợ nổi Ngã Bảy còn xuất hiện trên hầu hết các Website du lịch, sách hướng dẫn du lịch trong và ngoài nước.
Muốn tham quan chợ nổi Ngã Bảy, khách có thể thuê vỏ lãi. Tại bến đò, nhiều chiếc đò nhỏ chở từ 3 – 4 khách đi chợ nổi. Đò rời bến, phong cảnh chợ nổi thật đẹp hiện ra trong sương sớm. Cảnh sinh hoạt của người dân Ngã Bảy diễn ra thật sinh động, thú vị. Hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đậu san sát nhau. Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.
Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của những gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “nhà di động” trên sông nước với những chậu trồng hoa kiểng, nuôi các loài vật, ghe nào cũng đầy đủ các phương tiện sinh hoạt trông rất bắt mắt và có cả xe gắn máy đậu trên ghe. Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ vào mạn thuyền. Người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng, bởi họ đã “bẹo” hàng trước mũi ghe, xuồng cho biết đang bán cái gì. Góp phần cho chợ nổi thêm sinh động được thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, phục vụ nhu cầu cho giới thương hồ… Các ghe dịch vụ thường nhỏ gọn, len lỏi để áp sát ghe lớn bán hàng. Muốn biết cảm giác ăn sáng trên sông nước chập chờn, bạn cũng sẽ được phục vụ với giá cả bình dân. Trên chuyến tham qua, du khách sẽ có dịp biết thêm về làng nghề truyền thống đóng ghe tàu ở phường Hiệp Thành, làng nghề đan lát, vườn cây ăn trái ở xã Đại Thành, Tân Thành và tham quan Khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng.
http://chothuexetphcm.com/dich-vu-cho-thue-xe-di-du-lich-hau-giang.html
http://chothuexetphcm.com/dich-vu-cho-thue-xe-di-du-lich-hau-giang.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét